Việc lưu truyền Kinh Thánh cựu ước trước kỷ nguyên In ấn ( Phần 1) - Sách Kinh Thánh - Mua sách Kinh Thánh - Bán sách Kinh Thánh

Việc lưu truyền Kinh Thánh cựu ước trước kỷ nguyên In ấn ( Phần 1)

Trước kỷ nguyên in ấn, việc lưu
truyền Kinh Thánh Cựu Ước và Tân
Ước nên được trình bày riêng biệt
bởi vì ngay từ ban đầu cả hai không
được lưu truyền chung với nhau.

Điều đầu tiên chúng ta nên biết
về việc lưu truyền Kinh Thánh
Cựu Ước là việc phần lớn Cựu Ước
được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ và
chỉ có một số phần nhỏ được viết
bằng tiếng Aram. Những phần được
viết bằng tiếng Aram (Sy-rI) bao gồm Sáng
Thế Ký 31:47; Giêrêmi 10:11; Exơra 4:8-
6:18, 7;12-26; và Đaniên 2:4b-7:28. Chữ
viết Hê-bơ-rơ theo truyền thống, tức là
bảng mẫu tự, rất khác với mẫu tự ngày
nay chúng ta quen thuộc. Người Hê-bơ-
rơ sử dụng mẫu tự tiếng Hê- bƠ- TƠ truyền
thống, hoặc tiếng Hê-bơ-rơ cổ, cho đến
thế kỷ thứ 6 TC. khi nó được thay thế bởi
hệ thống chữ viết của Sy-ri, một hệ thống
chữ viết theo lối hình vuông. Bởi vì bản
chép tay của Cựu Ước mà chúng ta có
hiện nay với niên đại muộn hơn nhiều sO
với thế kỷ thứ 6 TC., nên hệ thống chữ
viết được sử dụng trong những Bản s49
hiện có nầy là bằng tiếng Aram (Sy-r1):

Ta nên lưu ý rằng Cựu Ước không chỉ
được lưu truyền bằng tiếng Hê-bở-rơ /
Aram. Vào đầu năm 250-150 TC., Cựu Ước
đã được dịch sang tiếng Hy Lạp tại Alex-
andria, Ai Cập. Lý do khiến việc chuyển
ngữ được thực hiện trong thành phố đặc
biệt nầy là vì có một cộng đồng người Do
Thái rất đông đang sinh sống tại đó sau
khi được phép hôi hương từ Ba-by-lôn: Từ
thời điểm hồi hương đến thời điểm của
Chúa Jêsus, và sau đó, Alexandria là nơi
tập trung nhiều người Do Thái nhất ở bên
ngoài xứ Palestine. Bởi vì Alexandria cũng
là một thành phố thuộc nền văn hóa Hy
Lạp cố, tức là chịu ảnh hưởng nặng nề của
văn hóa Hy Lạp, hầu hết cộng đồng người
Do Thái sống ở nước ngoài đã sứ dụng
tiếng Hy Lạp thay vì tiếng Hê-bơ-rơ trong
đời sống thường nhật của họ, và kết quả
là có nhiều người không thể đọc và viết
tiếng Hê-bơ-rơ. Để giữ gìn đời sống tôn
giáo của họ, việc dịch Kinh Thánh từ tiếng
Hê-bơ-rơ sang tiếng Hy Lạp là điều cần
thiết. Theo truyền thuyết, bản dịch tiếng
Hy Lạp được chuyển ngữ bởi 70 hoặc 72
trưởng lão Do Thái đang sống ở Alexan-
dria trong khoảng thời gian chỉ khoảng 70
hoặc 72 ngày; và những trưởng lão nây
cuối cùng đã có 70 hoặc 72 bản dịch giống
nhau; nhưng vượt trên cả truyền thuyết là
lịch sử. Thời gian thật sự cho việc chuyển
ngữ nầy có lẽ diễn ra lâu hơn. Tuy nhiên,
nhờ vào truyền thuyết nầy, bản dịch bằng
tiếng Hy Lạp có tên gọi là: Bản Bảy Mươi
(Sepruagim), là chữ viết của số bảy mươi
trong tiếng La Tỉnh.

Vì có cả hai truyền thống, một là
truyền thống Hê-bơ-rơ và một là truyền
thống Hy Lạp, nên chúng ta phải xem
xét cả hai khi đề cập đến việc lưu truyền
Kinh Thánh Cựu Ước. Đối với những bản
sao chép bằng tiếng Hê-bơ-rơ, trước 947
những bắn sao hoàn chỉnh sớm nhất gồm
có hai bộ: Aleppo Codex (Bản sao cổ A)
có niên đại 925 SC. (Aleppo là tiếng
Syri ngày nay) và Leningrad Codex (Bản
Sao cổ L) niên đại 1008. Mặc dù bản sao
trước có niên đại lâu hơn, nhưng cuộc
nổi loan chống lại người Do Thái vào
nằm 1948 đã huỷ phá hầu hết phần Ngũ
Kinh của Bản sao cổ Aleppo. Kết quả là
bán sao cổ bằng tiếng Hê-bơ-rơ hoàn
chính và lâu đời nhất ngày nay chính là
Bản sao cổ Leningrad, nó cũng là bản
văn chính của Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-
rơ của Thánh Kinh Hội Đức: B¡blia
Hebraica Stuttgartensia. Ngoài những
bằng chứng trên, chúng ta cũng có hai
bản sao quan trọng khác: British Museum
4445 (Bản sao cổ B) niên đại 925 SC hoặc
850 SC. của phần Ngũ Kinh, và Cairo
Codex về các sách Tiên tri (Bản sao cổ
C) niên đại 895-896 SC., chứa đựng các
sách đại tiên tri và tiểu tiên tri.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.